Cây buông làng em

Có một loại cây quanh năm cho bóng mát với những chiếc lá giống như những cái quạt khổng lồ, chưa kể là hàng loạt công dụng khác nữa! Đó chính là cây buông, loại cây đặc hữu ở vùng Đông Nam Á.

Cây Buông tại làng Bồ công Anh Bình Thuận

Cây Buông tại làng Bồ Công Anh Bình Thuận

Những nét khái quát của cây Buông

Cây buông còn được gọi là cây lá buông, là loài thực vật có hoa thuộc họ cau. Cây buông có thể cao khoảng 15m, đường kính thân cây trung bình từ 30-60cm, lá xòe hình quạt to, cuống lá dài từ 2-8m. Cuống lá có hình máng, rãnh hơi sâu ở góc cuống, hai bên mép cuống có những răng màu đen như răng cưa chắc khỏe. 

Phần phiến lá dài khoảng 2,5m - 3m. Thông thường, một lá có khoảng 50 mảnh, nối với nhau bằng các gân lá. Khi cây trưởng thành có ra hoa, cụm hoa hình tháp dài đến 2,5m, có các nhánh mang nhiều quả. Quả cây lá buông hình trái xoan, dài khoảng 4,5cm và đường kính khoảng 2-3cm, có vỏ dày với nội nhũ hoá sừng. Cây lá buông trưởng thành thường ra hoa vào tháng 3 đến tháng 9 dương lịch.

cô gái 12 tuổi đã khắc họa lại hình ảnh LÀNG trong tâm hồn mình thành bức tranh đáng yêu!

Bức tranh đáng yêu về hình ảnh Làng được khắc học trong tâm hồn trẻ thơ

Cây lá buông gắn liền với đời sống con người

Chiếc nón bài thơ nổi tiếng của xứ Huế cũng làm từ nguyên liệu lá buông. Khi chưa có quạt điện thì quạt lá buông là vật không thể thiếu của mọi nhà. Tàu lá buông khá giống tàu dừa nhưng chắc chắn và cứng hơn rất nhiều.

Tàu lá già có thể dùng để làm nhà, vót chông, vót tên làm vũ khí. 

Lá buông có thể dùng làm giấy viết chữ, người ta chặt phần lá chưa xoè ra, đem phơi khô và phơi sương vài ngày. Sau đó, dùng nẹp tre dài khoảng bốn tấc, ngang khoảng bốn phân, ép chặt lại khoảng hai trăm lá. Không có máy cắt giấy, người dân dùng lưỡi bào bào phần lá thừa ra ngoài nẹp tre.

Từ xa xưa những nhà nghiên cứu y học đã chú ý đến cây lá buông, một số thành phần của cây có thể chế biến thành dược liệu chữa các bệnh như ho, phát sốt, nhức đầu… Ngày nay, từ cây lá buông người ta sản xuất ra rất nhiều mặt hàng mỹ nghệ có giá trị và được người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Thông điệp sống chan hòa với thiên nhiên

Nắng ở miền núi dẫn gay gắt mấy cũng trở nên dịu vợi khi quanh nhà có loại cây buông. Cây buông với những chiếc lá xòe to, được ví như những chiếc ô xanh cho bóng mát. Cây buông mang lại điều dịu kỳ cho làng mùa nắng nóng! Làng em ở Bình Thuận có nhiều Cây buông đã rất lâu năm.

Hễ cứ đến giữa trưa, chỉ cần được nằm dưới vòm lá buông, là như nằm dưới cả bầu trời rợp bóng mát. 

Cũng vì thế, Làng em vẫn cố giữ lại cây buông, theo tiếng gọi dân giã là nuôi cây buông, nuôi 15-20 năm, cây buông cao từ 10-15m, khi đó bẹ của lá buông cho gỗ, có thể chẻ ra để làm đũa. Đũa làm từ bẹ lá buông vừa chắc mà không lo ẩm mốc. Ngoài ra, lá buông cũng được khai thác lá để chằm nón, đan quạt, làm túi xách, vó chông làm nhà, làm giấy viết chữ, và đóng góp những giá trị trong y học,...

Phải chi Làng em có nhiều cây buông hơn, bởi vì thật sự… nếu không còn cây buông, làng sẽ không còn nơi mát mẻ mà neo đậu.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng